Tóc, Con người và hành trình chăm sóc cơ thể toàn diện (Phần 1)

Tóc của mỗi người, nếu không cắt có thể tiếp tục dài trong khoảng 6 năm. Có người là hàng chục năm năm nên đã tạo ra nhiều kỷ lục nuôi tóc dài. Dưới đây là một số kiến thức tổng hợp MDmedical chia sẻ riêng về tóc, mà từ xưa đã được quan niệm “ cái răng cái tóc là góc con người”.

  1. Khái niệm chung về tóc
  2. Nhuộm tóc, uốn tóc và hiện tượng tóc bạc
  3. Hiểu về Gàu
  4. Các giai đoạn tồn tại của một sợi tóc
  5. Hói đầu, tóc thưa dần và những điều cần tránh

 


 

1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ TÓC

Tóc có cấu tạo giống như lông mọc trên da đầu với thành phần chính từ chất sừng có ở móng tay chân và lớp biểu bì ngoài cùng của da. Các thành phần khác có trong tóc gồm 14 loại như: biotin, kẽm, lưu huỳnh, melanin…. Mỗi sợi tóc có 3 giai đoạn từ hình thành sinh trưởng, dừng tăng trưởng và thoái hóa.

Cấu tạo một sợi tóc

Hình 1: Cấu trúc một sợ tóc khi được cắt lớp

 

2. NHUỘM TÓC, UỐN TÓC VÀ HIỆN TƯỢNG TÓC BẠC

Tóc tự nhiên có các tone màu đen, nâu, vàng, đỏ, cam. Tóc đen chiếm phần lớn dân số thế giới trong khi tóc đỏ chỉ 1%, tóc vàng hoe chỉ 2%. Con người thích thay đổi màu tóc bằng các loại thuốc nhuộm, tỷ lệ người nhuộm tóc tăng từ 5% đến gần 50% trong vài thập kỷ qua.

Thuộc nhuộm có nguồn gốc chiết xuất thiên nhiên không gây hại da đầu nhưng nhanh phai màu so với thuộc có hóa chất tổng hợp. Màu nhuộm càng sáng, lượng hóa chất càng nhiều. Như chất chì có trong thuốc nhuộm tổng hợp có thể khiến bạn bị nhiễm chì. Nếu bạn nhuộm tóc không quá 2 lần/ năm thì khả năng đó không đáng ngại, vì vẫn thấp hơn nguy cơ do không khí ô nhiễm và thức ăn.

Sử dụng hóa chất trên tóc: Tóc nhuộm, tóc uốn xoăn

Hình 2: Tóc nhuộm, tẩy và uốn xoăn

Nếu bạn nhuộm tóc với một thương hiệu mới hoặc là lần nhuộm đầu tiên, hãy bôi 1 ít lên mặt trong của cổ tay để đảm bảo da bạn không dị ứng với chất mới đó.

Phụ nữ mang thai và cho con bú không nên nhuộm tóc, do hệ bài tiết và miễn dịch của thai nhi và em bé yếu hơn mẹ. Bạn không nên cùng lúc uốn và nhuộm, hay duỗi và nhuộm. Có thể chọn cái này trước cái kia một tuần để tóc giảm tải hư tổn.

Khi nhuộm tóc, oxygen của chất sừng sợi tóc sẽ giải phóng khiến tóc nhỏ hơn và giòn hơn. Việc chăm sóc tăng cường giúp tóc giảm hư tổn, các sản phẩm thiên nhiên, dược mỹ phẩm hoàn toàn phù hợp. 

Việc uốn, ép, sấy không ảnh hưởng chân tóc với mật độ vừa phải, nhưng tương tự như việc nhuộm, tóc sẽ khó tiếp nhận dưỡng chất và yếu hơn sợi tóc bình thường.

Sử dụng hóa chất gây hại cho tóc

Hình 3: Sợi tóc yếu, tóc xù và khó vào nếp do tác hại của sử dụng hóa chất lên tóc quá nhiều

Theo tiết diện ngang, sợi tóc có dạng tròn là tóc thẳng, oval là tóc dợn quăn, dẹt với tóc xoăn tít. Cấu tạo ngoài cùng là lớp sừng trong suốt chồng lên nhau như vảy cá. Vì nó mềm nên có thể bị ép theo một dạng tiết diện khác để thẳng hơn hoặc quăn hơn bằng hóa chất và nhiệt độ.

Về hiện tượng tóc bạc, hầu hết màu tóc tự nhiên có thể chuyển sang bạc hoặc trắng do tuổi tác. Bởi sự thiếu hụt nội tiết tố làm mất đi melanin trong tóc. Đôi lúc bạc tóc có thể do stress, thiếu ngủ, hoạt động trí óc quá tải… tóc có thể mọc ra sợi bạc hoặc chuyển đen sang bạc chỉ trong vòng vài ngày hay thậm chí một đêm.

3. HIỂU VỀ GÀU

Da dầu cũng giống như các vùng da khác trên cơ thể. Có 3 lớp: biểu bì, hạ bì, trung bì. Hạ bì dự trữ năng lượng nằm trong cùng. Trung bì là nơi nang tóc, nang lông, tuyến mồ hôi, tuyến bã nhờn, các mạch máu li ti… cùng hoạt động ảnh hưởng qua lại lẫn nhau. Biểu bì là lớp ngoài cùng có chức năng chính là bảo vệ, chống thấm. Do chức năng thay mới liên tục nên còn được gọi là tế bào chết.

Tế bào chết trên da đầu

Hình 4: Gàu – Tế bào chết da đầu rơi trên quần áo khiến mất thẩm mĩ

Gàu chính là lớp tế bào chết trên da đầu. Một là bị dồn do dư độ ẩm. Hai là bị khô tróc do bị mất độ ẩm. Ba là phản ứng với các chất mới mà nó tiếp xúc hoặc hóa chất độc hại.

Việc tẩy tế bào chết trên da đem lại sự thông thoáng cho lỗ chân lông, ngăn ngừa mụn, giúp hấp thu dưỡng chất từ mỹ phẩm chăm sóc da thì việc làm sạch gàu trên da đầu đem lại sự khỏe mạnh cho chân tóc, tạo điều kiện tốt cho tóc con mọc lên, hấp thu các dưỡng chất từ sản phẩm chăm sóc tóc.

Nếu việc tẩy tế bào chết diễn ra quá mức cần thiết sẽ khiến da mất đi lớp sừng bảo vệ, mỏng đi, dễ ăn nắng, dị ứng, khiến da phải tăng cường sừng hóa để tự vệ rồi lại bị tẩy đi, dẫn tới lão hóa nhanh hơn. Thì việc dùng sản phẩm trị gàu quá mức, chà xát quá mức cũng khiến da đầu nhạy cảm dễ ngứa ngáy, da đầu mỏng đi làm chân tóc yếu hơn.

Các dầu gội có tính trị gàu mạnh thường làm khô tóc, nên mọi người lại tăng lượng dùng dầu xả cho tóc bớt khô, dẫn đến dư dầu bám trên da đầu. Và lại tiếp tục bị gàu nặng hơn.

4. CÁC GIAI ĐOẠN TỒN TẠI CỦA SỢI TÓC

GIAI ĐOẠN 1: Hình thành và tăng trưởng không ngừng

Tóc hình thành từ nang tóc. Nang tóc nằm ở lớp bì của da (các lớp của da bạn đọc thêm ở phần 3). Nang tóc cũng như nang lông, có sẵn trong lớp bì từ lúc 5 tháng trong bụng mẹ. Vì thế chế độ dinh dưỡng lúc mang thai của mẹ góp phần quyết định đặc tính khỏe đẹp của tóc chúng ta.

Các nang tóc như một chiếc kén tồn tại suốt cuộc đời người. Các sợi tóc khi trải qua hết các giai đoạn rời khỏi nang, nếu không gặp vấn đề gì thì sẽ tiếp tục hình thành sợi mới từ nang tóc.

Chu kì sinh trưởng của tóc

Hình 5: Chu kì sinh trưởng của tóc

Nang tóc tiếp nhận thông tin và dinh dưỡng trực tiếp từ các mạch máu trong da, vừa tiếp nhận dưỡng chất hay hóa chất phía ngoài vào.

Tiếp nhận bên ngoài vào bởi tuyến dầu bao quanh chân tóc và có đầu thoát ra ngoài da, nhờ tuyến dầu này nên nhân tóc con có thể trồi ra khỏi lớp sừng vì da dầu rất chắc. Da dầu nam chắc hơn nữ, da dầu các bạn có thể luyện tập thể thao cũng chắc hơn không tập nên những nhóm người này dễ bị hói đầu hơn. Nếu tuyến dầu hoạt động quá nhiều lại gây nên gàu cũng là nguyên nhân gây rụng tóc. Trung bình một sợi tóc có thể ở giai đoạn này 2 – 4 năm với nam, 4 – 6 năm với nữ.

GIAI ĐOẠN 2: Giai đoạn ổn định, dừng tăng trưởng

Kéo dài vài tháng, khi các hoạt động ở nang tóc đã dừng lại, lúc này sợi tóc đã đạt độ dài tối đa có thể. Dù không tăng trưởng nhưng tóc vẫn còn bám chắc vào nang tóc nên nếu nhổ đi sẽ thấy đau, chân tóc có thể nhìn thấy có lớp dầu bám bên ngoài. Dù ngưng tiếp nhận dưỡng chất từ mạch máu vào nhưng nang tóc vẫn có thể nhận dưỡng chất từ bên ngoài thẩm thấu vào để duy trì độ bám và có thể tồn tại lâu hơn giai đoạn này.

GIAI ĐOẠN 3: Giai đoạn thoái hóa và rụng đi

Kéo dài khoảng 2 -3 tuần. Nếu không có lực tác động sẽ tự rụng đi. Các sợi rụng ở giai đoạn này thường có chân tóc khô teo lại, nếu nhổ sẽ không thấy đau. Nên nếu bạn thấy tóc rụng nhiều hơn mà toàn chân tóc đều như thế này thì có thể chỉ là chu kỳ thay mới tự nhiên của tóc. Trung bình mỗi ngày 1 người rụng 50 đến 100 sợi tóc. Có ngày nhiều, ngày ít, tuổi nhiều, tuổi ít. Hầu hết từ 18 tuổi và đến 40 tuổi, lượng tóc rụng và mọc mới cân bằng về số lượng nên lượng tóc không thay đổi nhiều. Vì ngày khi sợi tóc ở giai đoạn này rụng đi, nó lập tức hình thành tóc mới trong nang tóc.

5. HÓI ĐẦU, TÓC THƯA DẦN VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN TRÁNH

  • Khi tóc đã rụng, nhưng nang tóc không hình thành tóc mới, có thể vì:
  • Tuyến dầu không hoạt động tốt, tóc có tạo mới nhưng không thể trồi lên khỏi da đầu. Tuyến dầu bị thiếu hụt có thể do nhiệt từ việc phơi nắng, việc ép duỗi, uốn…
  • Máu không đủ chất cung cấp cho nang tóc hoặc đang chứa nhiều hóa chất cần đào thải (uống thuốc, hóa trị…) dẫn đến tóc con người không đủ dưỡng chất để hình thành.
  • Khi các nang tóc ngừng hoạt động do các nguyên nhân trên. Nếu không kịp thời chăm sóc, nó sẽ không hoạt động nữa, dù vẫn tồn tại trong biểu bì da.
  • Nhiều nang tóc không hoạt động tại một vùng da sẽ dẫn tới tóc thưa

Tác hại khi rụng tóc quá nhiều

Hình 6: Tóc rụng, tóc thưa, nhìn rõ da đầu, gây tình trạng hói

Khi tóc thưa đi, các mạch máu phải kết nối khó khăn hơn, dẫn tới các sợi tóc nhận dưỡng chất ít hơn và nhanh tới giai đoạn thoái hóa. Có thể so sánh như việc chặt phá rừng sẽ dần làm các mạch nước ngầm khó khăn vận chuyến đến các cây đang sống, khiến các cây ấy cũng dần yếu đi, rừng cây thưa dần, thưa đến một lúc nào đó các mạch nước không được kết nối với nhau tạo nên hiện tượng sa mạc hóa. Hói chính là giai đoạn sa mạc hóa của đất. Dù các nang tóc vẫn tồn tại (phương pháp cấy tóc là dùng tóc cấy vào các nang này)

  • Những điều cần tránh để giảm nguy cơ thưa tóc và hói đầu:
  • Vuốt tóc ở trán từ trước ra sau quá thường xuyên, khiến tóc mai biến mất, tóc thưa dần và sẽ dẫn đến nguy cơ bị hói.
  • Chỉ nên buộc tóc khi cần, không nên buộc quá lâu, buộc lỏng và thấp ở gáy là tốt nhất để tránh tạo sức căng liên tục cho sợi tóc suốt cả ngày.
  • Vòi hoa sen ở nhà chảy rất mạnh, bạn hãy vặn giảm nó lại để tránh tác động ngày qua ngày khi tắm gội làm tóc đỉnh đầu thưa yếu đi.
  • Đi gội đầu ngoại tiệm/ quán gội đầu, bạn hãy nhắc nhân viên nhẹ nhàng, một số bạn nhân viên thao tác cố định một vùng trên đầu khiến bạn cảm thấy đau rát hãy nhắc nhân viên thay đổi.
  • Mũ bảo hiểm rẻ tiền không có vùng đệm bên trong êm ái không nên sử dụng.
  • Nếu thường xuyên đi xe ôm, grab, bạn nên mang theo một chiếc mũ bảo hiểm của riêng bạn, hoặc một chiếc mũ vải khác để đội lót. Tránh nguy cơ bị lây nhiễm các loại nấm tóc hay hóa mỹ phẩm tồn đọng từ người khách trước đó.
  • Việc thiếu ngủ làm tóc và râu mau dài hơn bình thường. là do máu được điều phối tăng cường vùng não và đầu để có năng lượng hoạt động. Dẫn tới nang tóc và lông được cùng cấp dư thừa dưỡng chất hơn bình thường và mọc nhanh hơn. Nhưng hiện tượng này chỉ diễn ra ngắn hạn và không có lợi cho tóc về lâu dài.

 

Trả lời