Tìm hiểu về trị sẹo tại MDmedical

Quá trình hình thành sẹo

Trị sẹo tại MDmedical: Tìm hiểu về quá trình hình thành sẹo

Sẹo là kết quả trực tiếp của hệ thống bảo vệ tự nhiên của làn da. Khi làn da bị các tổn thương như trầy xước, bị bỏng hoặc bị rách, hệ thống bảo vệ làn da sẽ lập tức khởi động quá trình sản sinh tế bào mới đẩy lên trên bề mặt da, vá víu xung quanh vết thương. Nếu như quá trình này diễn ra bình thường, làn da sẽ lành lặn trở lại như trước khi bị tổn thương mà không để lại sẹo.

Ngược lại, khi các tế bào mới được sản sinh có hình dạng bất thường, hoặc bị đẩy lên trên bề mặt da quá nhanh, hoặc không được sắp xếp ngay hàng thẳng lối theo đúng trật tự thông thường mà không được xắp xếp theo trật tự cần có, khu vực bị tổn thương sẽ bị biến dạng về kích thước, bề mặt và mất đi chức năng hoạt động thông thường, hay còn gọi là sẹo.

Mô sẹo hình thành cũng có nghĩa là làn da đã bị rối loạn nghiêm trọng về cấu trúc, chức năng, do đó nếu chỉ bôi một sản phẩm lên mô sẹo thì không thể đem lại hiệu quả cao. Tương tự, việc cố gắng loại bỏ mô sẹo không đúng cách cũng là yếu tố làm cho sẹo trở nên nghiêm trọng hơn.

Trị sẹo tại MDmedical với triết lý điều trị của Bác sĩ Nguyễn Xuân Quang: Bác sĩ chẩn đoán chính xác loại sẹo trên làn da bạn và nêu lên hướng điều trị phù hợp. Bạn sẽ có phác đồ trị liệu để ra kết quả, chăm sóc duy trì làn da để hướng đến làm đẹp cho da và xóa mờ sẹo.

Các giai đoạn hình thành sẹo

 

Giai đoạn 1: Tổn thương và sưng tấy

Trị sẹo tại MDmedical: Tìm hiểu về quá trình hình thành sẹo

Khu vực tổn thương tập trung nhiều vi khuẩn, bạch cầu và hồng cầu. Đồng thời bị mất đi các cấu trúc da thông thường như nang lông,  cơ dựng lông, tuyến dầu, tuyến mồ hôi, collagen và elastin.

Giai đoạn 2: Hình thành mô mới

Miệng vết thương đóng vảy, các mô da mới, đặc biệt là mạch máu, collagen và mô hạt được hình thành để thay thế các cấu trúc đã bị tổn thương và mất đi. Quá trình hình thành mô mới diễn ra nhanh hay chậm phụ thuộc hoàn toàn vào các yếu tố:

  • Kích cỡ và độ sâu của vết thương
  • Lượng oxy và dưỡng chất được cung cấp cho vùng bị tổn thương
  • Độ tuổi của từng khách hàng, sức khỏe và độ khỏe của làn da

Giai đoạn 3: Tái kết cấu bề mặt da

Quá trình sinh mới và sắp xếp bất bình thường của các sợi collagen gây hình thành sẹo lồi hoặc sẹo lõm. Bề mặt vùng tổn thương trước đây cứng hơn và có thể cao hơn hoặc thấp hơn bề mặt da xung quanh. Các cấu trúc khác như nang lông, cơ dựng lông, tuyến dầu và tuyến mồ hôi biến mất hoàn toàn.

Các yếu tố quyết định quá trình hình thành sẹo

Trị sẹo tại MDmedical: Các yếu tố quyết định quá trình hình thành sẹo

  • Thể liên kết Desmosome: là một cấu trúc đặc biệt có chức năng liên kết các tế bào  gai nhọn (các tế bào ở tầng gai nhọn của lớp thượng bì) với nhau và điều tiết nhịp độ thay thế của tế bào da. Khi làn da bị tổn thương, thể liên kết này bị suy yếu do vậy các tế bào da mới sẽ được đẩy lên bề mặt da một cách bất thường, gây ra sẹo.
  • Men Collagenase – một loại men tiếu hóa có chức năng kiểm soát lượng collagen cần thiết cho làn da. Khi lượng men Collagenase quá nhiều hoặc quá ít sẽ rất đến sự mất cân bằng về lượng collagen trong da, hậu quả là sẹo lồi hoặc sẹo lõm được hình thành.
  • Tế bào Langerhans: tế bào hỗ trợ miễn dịch, nằm trong lớp thượng bì, có chức năng kiểm soát tốc độ tăng trưởng của tất cả các loại tế bào trong da, đồng thời điều tiết tốc độ di chuyển quá nhanh của các tế bào da mới lên bề mặt da để ngăn chặn quá trình hình thành sẹo.

Các loại sẹo và nguyên nhân hình thành

#1: Sẹo lõm viêm nhiễm

Bề mặt da có nhiều hố nhỏ li ti giống như bị đâm mạnh bằng đá nhọn hoặc vật gì đó sắc và mỏng. Nguyên nhân là do mụn bọc, u nang, thủy đậu làm phá hủy lỗ chân lông và cấu trúc da.

#2: Sẹo trắng

Sẹo trắng thường gặp ở những người trị nám, loại bỏ nốt ruồi hoặc mụn thịt bằng phương pháp đốt laser hoặc đốt điện, không chỉ phá hủy cấu trúc bề mặt da mà còn tiêu diệt hết melanin ở vùng sẹo.

#3: Sẹo lõm chấn thương

Sẹo lõm chấn thương do tổn thương quá mạnh và sâu làm mất đi lớp cơ, lớp mỡ và các cấu trúc bên dưới da và cả lớp da phía trên, khiến cho lớp da mới hình thành không có lớp đệm bên dưới và lõm xuống.

#4: Sẹo lồi

Đây là tình trạng tăng sinh quá mức của tế bào sợi mô liên kết và mô đàn hồi của da tại lớp trung bì trong quá trình làm lành các tổn thương trên da (nhất là ở những người có cơ địa lồi), hoặc do đường khâu của  vết mổ, do chất kích thích phát triển tế bào có trong một số loại thức ăn như rau muống, dược liệu…

#5: Rạn da

Rạn da do tăng cân quá nhanh, da quá khô, hoặc tăng tiết estrogen trong thời kyd mang thai làm giằng xé và phá vỡ lớp đệm collagen & elastin, gây hình thành các vết sẹo (rạn da) ở những vùng da mỏng yếu. Ban đầu, các vết rạn có màu đỏ tía, sau chuyển sang màu trắng.

Tìm hiểu các phương pháp điều trị sẹo lõm tại đây

Đặt lịch hẹn trực tiếp với bác sĩ là cách tốt nhất giúp bạn điều trị bệnh lý hiệu quả & tối ưu chi phí: Tại đây

 

Trả lời