Ngày nay có vô vàn các chế độ ăn, chế độ dinh dưỡng được phổ biến tràn lan gây tâm lý hoang mang khi không biết đâu là chế độ ăn đúng chuẩn y khoa. Nắm bắt được tình trạng, MDmedical đã phát triển và khuyên mọi người ăn theo chế độ ăn kiềm.
Chế độ ăn kiềm là gì?
Chế độ ăn kiềm còn được gọi là chế độ ăn acid-kiềm hay chế độ ăn tro “kiềm”. Quá trình biến đổi thức ăn thành năng lượng liên quan đến một chuỗi các phản ứng hóa học. Giống như một vật bị đốt cháy để lại tro thì quá trình biến đổi thức ăn cũng để lại chất thải. Chất thải có thể mang tính kiềm, acid hay trung tính. Và có thể ảnh hưởng trực tiếp đến pH của cơ thể.
Các nhóm thực phẩm cần có trong bữa ăn
1. Nhóm bột đường:
Nhóm thực phẩm cung cấp năng lượng chính cho mọi hoạt động của cơ thể. Nên lựa chọn những loại gạo không bị xay xát kĩ như gạo lứt để đảm bảo nguồn dinh dưỡng cao, kiểm soát đường huyết.
Ngoài ra, những thực phẩm bột đường có tính kiềm như khoai lang, ngô, khoai tây …

2. Nhóm chất đạm:
Giúp cơ thể tăng trưởng, duy trì các hoạt động sống, tăng cường sức đề kháng.
Nhóm chất đạm giàu tính kiềm:
- Có nguồn gốc từ thực vật
- Các loại hạt: hạnh nhân, hạt điều, …
- Các loại đỗ

3. Nhóm chất béo:
Nhóm chất béo gồm dầu thực vật và mỡ động vật cung cấp nhiều năng lượng cho mọi hoạt động của cơ thể, hỗ trợ cơ thể hấp thu các loại vitamin tan trong dầu như A, D, E, K
Các loại dầu thực vật như dầu đậu nành, dầu hạt cải, dầu mè, dầu hướng dương tốt cho sức khỏe. Hạn chế tiêu thụ mỡ động vật vì chứa chất béo bão hòa khó hấp thu. Không nên ăn quá nhiều các món chiên, xào, rán, nướng, … và các thực phẩm chế biến sẵn dưới nhiệt độ cao, ưu tiên các món luộc, hấp.
Tìm hiểu thêm về chất béo trong bài viết

4. Nhóm vitamin, khoáng chất và nước:
Cung cấp các yếu tố vi lượng giúp bảo vệ cơ thể, tăng cường sức đề kháng và chống lại bệnh tật.
- Các loại rau đặc biệt là rau có lá xanh: rau diếp, cải xoăn, cần tây, bông cải xanh, cải bó xôi, rong biển, … tỏi, củ cải đường.
- Các loại trái cây và nước ép trái cây, đặc biệt là loại trái cây chứa nhiều nước là thực phẩm giàu tính kiềm
- Trái cây có múi như: cam chanh, chuối chín, dưa hấu, đu đủ, …

Vì vậy, gầy hay béo không quan trọng bằng việc cơ thể bên trong của bạn thật sự khỏe mạnh, có khả năng chống chọi với các tác nhân, bệnh tật,…