Tất Tần Tật Về Mụn Cóc, Nguyên Nhân, Cách Nhận Biết Và Cách Chữa Hiệu Quả 2024

Mụn cóc là một tình trạng bệnh da liễu khá phổ biến và chỉ sau mụn trứng cá. Loại mụn này không nguy hiểm nhưng lại dễ lan ra ở nhiều vùng da khác nhau và gây mất thẩm mỹ. Vậy mụn cóc là gì? Nguyên nhân do đâu và cách trị mụn có như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu để có cách phòng ngừa và điều trị hợp lý nhé. 

Giải đáp: “Mụn cóc là gì?”

Mụn cóc là loại mụn lành tính xuất hiện do lớp thượng bì da bị nhiễm virus Papilloma(HPV) ở người. 

Loại virus này thường thâm nhập qua vết thương hở hoặc trầy xước. 

Chúng sẽ kích thích làm tăng sinh tế bào và dần dần hình thành lên nốt mụn. 

Ngoài tên gọi là mụn cóc, chúng ta còn thường biết đến chúng với tên gọi là mụn cơm. 

 

mụn cóc là gì

 

Virus HPV gây mụn cơm có có hàng trăm loại khác nhau. 

Trong đó, loại gây mụn cóc ở tay chân thường là nhóm HPV 1,2,4,7,27,57 còn mụn cóc sinh dục thường do loại HPV 6,11,…gây ra. 

Khi virut này xâm nhập vào cơ thể qua vết thương hở, các yếu tố về miễn dịch sẽ ảnh hưởng đến sự lây lan của chúng. 

Mụn cóc cũng có nhiều loại và thường được gọi tên theo vị trí xuất hiện. 

Chúng không có triệu chứng nhưng có thể nhạy cảm và nếu xuất hiện ở lòng bàn chân thì có thể gây đau khi đi lại. 

Các loại mụn cóc

Virus HPV có thể phát triển ở nhiều vùng khác nhau trên cơ thể nên cũng có rất nhiều loại mụn cơm khác nhau. Dưới đây là một số loại phổ biến:

  • Mụn cơm thông thường: Đây là loại mụn có màu đen hoặc xám, có dạng sần sùi và thường xuất hiện ở ngón tay, cẳng tay, bàn chân, ngón chân,… Chúng có nhiều kích thước khác nhau, có thể vài mm hoặc lên đến vài chục mm. 
  • Mụn cơm phẳng: Loại mụn này có kích thước nhỏ và nhẵn hơn các loại mụn cóc khác. Chúng có thể xuất hiện ở bất kỳ vùng da nào và rất dễ lây lan sang các vùng da bên cạnh. Nhiều trường hợp mụn cơm này nổi chi chít và tạo thành một dải các nốt mụn chồng lên nhau. Đây thường được gọi là hiện tượng Koebner. 

 

các loại mụn cóc thường gặp

 

  • Mụn cơm ở chân: Loại mụn này thường nổi ở lòng bàn chân hoặc gót chân và khi lực dồn xuống bàn chân sẽ gây đau. Vậy mụn cóc ở chân có nguy hiểm không? Thực tế thì không, chúng chỉ gây phiền toái khi di chuyển. 
  • Mụn cơm sinh dục: Loại mụn này thường xuất hiện ở bộ phận sinh dục hoặc hậu môn. Chúng ta thường biết đến với tên gọi là sùi mào gà. Loại mụn này có khả năng lây lan nhanh qua đường quan hệ tình dục hoặc qua tiếp xúc với vùng da bị nhiễm bệnh. Trẻ sơ sinh có thể bị lây truyền qua quá trình sinh nở. 
  • Mụn dạng sợi mảnh: Loại mụn này thường gặp ở mí mắt, mũi hoặc miệng và phát triển rất nhanh. 

Nguyên nhân bị mụn cóc

Mụn cóc xuất hiện do virus HPV thâm nhập vào cơ thể từ những vết thương hở hoặc trầy xước. Virus này cũng có thể lây lan từ vùng da này sang vùng da khác hoặc từ người này sang người khác qua những cách sau đây:

  • Dùng chung một số các vật dụng cá nhân như dao cạo, khăn tắm, giày dép, nhíp, dụng cụ làm móng, quần áo,… 
  • Gãi, cào mụn cóc khiến virus lan sang vùng da khác. 
  • Vệ sinh kém, thường xuyên đi chân trần
  • Cắn móng tay hoặc cạy lớp biểu bì ở móng tay. 
  • Quan hệ tình dục không an toàn. 

 

nguyên nhân gây ra mụn cóc

 

Bệnh này có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, giới tính nhưng phổ biến nhất ở những người trong độ tuổi từ 10-20. Ngoài ra, những người có hệ miễn dịch suy yếu, người ghép tạng, nhiễm HIV, rối loạn chuyển hóa hoặc suy nhược thần kinh cũng dễ mắc phải căn bệnh này. 

🔥🔥🔥 ĐỌC THÊM BÀI VIẾT: Mụn Đầu Trắng: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Dứt Điểm, Hiệu Quả Cao

Mụn cóc có nguy hiểm không?

Mụn cóc không phải là một tình trạng nguy hiểm. Chúng hầu như chỉ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ và có thể biến mất sau khi có các phương pháp điều trị thích hợp. 

Tuy nhiên, trong một số ít trường hợp, mụn cóc cũng có thể gây đau(đặc biệt là mụn ở lòng bàn chân) hoặc gây ra một số biến chứng nguy hiểm như ung thư, nhiễm trùng hoặc biến dạng. 

Cách trị mụn cóc hiệu quả

Chúng ta có nhiều cách để trị mụn cóc, bao gồm cả các biện pháp tại nhà và các biện pháp y tế. 

Chữa mụn cóc với tỏi

Trong tỏi có chứa thành phần Allicin giúp kháng khuẩn và chống nấm, điều hòa miễn dịch. 

Do đó, chúng ta có thể sử dụng tỏi để trị mụn cóc. 

Chỉ cần nghiền nát một tép tỏi, pha với nước rồi dùng tăm bông thoa lên các nốt mịn, sau đó lấy băng dán y tế dán lại. 

Lặp lại mỗi ngày trong khoảng 3-4 tuần sẽ thấy các nốt mụn dần biến mất. 

Cách trị mụn cóc dân gian này rất hiệu quả và dễ thực hiện nên được sử dụng rất phổ biến. 

 

chữa mụn cóc với tỏi

 

Mẹo trị mụn cóc với nha đam

Nha đam có chứa các thành phần có đặc tính kháng khuẩn và làm dịu da. 

Do đó, chúng là một trong những nguyên liệu tự nhiên giúp loại bỏ mụn cóc. 

Chúng ta chỉ cần lấy gel nha đam nhỏ lên các nốt mụn, giữ nguyên khoảng 30 phút rồi rửa lại. Thực hiện đều đặn mỗi ngày để sớm thấy được hiệu quả. 

Trị mụn cóc bằng tía tô

Lá tía tô có các thành phần giúp kháng viêm, kháng khuẩn và tăng cường sức đề kháng. 

Do đó, dân gian thường dùng loại lá này để trị mụn cóc ở tay, chân hoặc các vị trí khác trên cơ thể. 

Hãy giã nát lá tía tô rồi đắp lên vị trí mụn rồi băng lại, để qua đêm. 

Áp dụng một thời gian chúng ta sẽ thấy nốt mụn cơm teo nhỏ dần rồi bong ra. 

 

sử dụng lá tía tô để chữa mụn cóc

 

Sử dụng giấm táo

Đây là một cách trị mụn cóc ở tay dân gian đã được truyền tụng qua nhiều thế hệ. 

Giấm táo có chứa axit axetic – một loại axit có tính kháng khuẩn tự nhiên.  

Hãy pha loãng giấm táo với nước theo tỷ lệ 2:1 rồi thoa lên vị trí nốt mụn. 

Băng lại và giữ trong khoảng 3-4 giờ sẽ giúp bào mòn dần các cục mụn này và chống sự lây lan của virus HPV. 

🍧🍧🍧 BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ: Mụn Nội Tiết Là Gì? Các Nguyên Nhân Gây Ra, Cách Nhận Biết Và Phương Pháp Trị

Sử dụng vitamin C

Đây là một cách trị mụn cóc ở chân hoặc ở tay rất hữu hiệu. 

Loại vitamin này không chỉ giúp chữa lành vết thương mà còn giúp tăng cường miễn dịch và kháng khuẩn rất tốt. 

Hãy nghiền nát một viên vitamin C rồi hòa với nước sau đó đắp lên nốt mụn. Băng kín lại rồi để qua đêm. 

 

sử dụng vitamin c để chữa mụn cóc

 

Sử dụng thuốc bôi trị mụn cóc

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại thuốc bôi trị mụn cóc, điển hình có thể kể đến là các loại thuốc chứa axit salicylic và Cantharidin. 

Chúng ta có thể sử dụng các loại thuốc này để bôi trực tiếp lên vị trí mụn. Thông thường trong khoảng 2-3 tháng sẽ thấy có hiệu quả. 

Tuy nhiên, hãy chọn loại thuốc có nguồn gốc rõ ràng và hỏi ý kiến bác sĩ để có cách sử dụng tốt nhất. 

Chữa mụn cóc bằng áp lạnh

Đây là cách chữa mụn cóc bằng cách phun nito lỏng lên nốt mụn. 

Tại đây sẽ xuất hiện lớp phồng rộp và một thời gian chúng sẽ bong ra kèm theo cả nốt mụn. Tuy nhiên, phương pháp này có thể để lại sẹo hoặc làm mất sắc tố da vĩnh viễn. 

Phẫu thuật điện/nạo trị mụn cơm

Đây là cách trị mụn cóc bằng phương thức kết hợp giữa đốt điện và nạo thủ công, thường áp dụng cho nốt mụn ở vị trí phẳng và nhỏ dưới 2mm. 

Người bệnh sẽ được gây tê tại chỗ khi phẫu thuật nạo mụn. 

Phương pháp này nhanh lành và ít gây nhiễm trùng nhưng mụn dễ bị tái phát do không lấy được hết rễ mụn. 

 

phương pháp chữa trị mụn cóc bằng laser

 

Cắt bỏ mụn

Với cách này, bác sĩ sẽ dùng dao mổ để nạo hoặc cắt bỏ mụn cóc. Chúng thường được áp dụng cho trường hợp mụn cóc dạng nhú. 

Trị mụn cóc bằng laser

Đây là cách dùng ánh sáng từ máy laser chiếu lên da để đốt nóng, phá hủy mô và các mạch máu nhỏ trong mụn cóc. 

Phương pháp này hiệu quả với hầu hết các loại mụn cóc, giúp loại bỏ triệt để mụn và hạn chế lây lan. 

Các phương pháp khác

Ngoài các biện pháp phổ biến trên đây, chúng ta còn có thể gặp nhiều cách chữa mụn cóc khác như sử dụng Bleomycin để ức chế sự phân chia và tăng trưởng của tế bào mụn. 

Liệu pháp miễn dịch tác động vào virus gây bệnh,… Mỗi phương pháp này đều được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên ngành và tùy từng loại mụn. 

Cách phòng ngừa mụn cóc

Mặc dù không nguy hiểm nhưng mụn cóc cũng gây những phiền toái nhất định và ảnh hưởng lớn đến tính thẩm mỹ. Do đó, chúng ta nên lưu ý một số vấn đề sau đây để tránh mụn cóc:

  • Không cắn móng tay hoặc cắn lớp biểu bì, không đi chân trần. 
  • Không sử dụng chung khăn tắm, bàn chải, bấm móng tay, dao cạo râu,… 
  • Sử dụng các biện pháp bảo hộ khi quan hệ tình dục. 
  • Tiêm ngừa virus HPV. 
  • Khi có mụn cóc thì không nên cạy hoặc gãi mụn. 
  • Không sờ lên các nốt mụn cóc của người khác. 

 

cách phòng ngừa mụn cóc hiệu quả

 

Mụn cóc phổ biến và không nguy hiểm nhưng ảnh hưởng rất lớn đến vẻ đẹp tự nhiên. Nếu muốn điều trị tận gốc, chúng ta cần có biện pháp phù hợp và kiên trì để đạt được kết quả tốt nhất. Nếu đang khó chịu vì bị loại mụn này tấn công, bạn hãy liên hệ ngay với MDMedical để được tư vấn kỹ hơn nhé.

Leave a Reply